Phòng, chống tham nhũng: Những bài học lịch sử và hành động của chúng ta hôm nay
Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài. 1. Định nghĩa về tham nhũng Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Để tiện cho việc diễn đạt, từ đây về sau, chúng tôi dùng từ “tham nhũng” để chỉ chung hai loại hành vi có chung mục đích, tính chất gần như nhau. Theo Samuel Huntington, trong một cuốn sách xuất bản ở Mỹ năm 1968, thì “tham nhũng là hành vi lệch chuẩn của nhân viên công quyền để mưu cầu tư lợi”. Giới luật học cho rằng “Tham nhũng là sự phá vỡ những nguyên tắc công chính, đức hành và luân lý”. Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Và khái niệm “nhà nước” được hiểu là tổ chức sử dụng nguồn lực lớn nhất của quốc gia để thực hiện các chức năng quản lý và phát triển xã hội, hướng tới lợi ích công. Tuy nhiên, khôn