Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021
  BỘ MẶT THẬT CỦA NHỮNG KẺ MANG DANH   “DÂN CHỦ”, “ NHÂN QUYỀN” Nhìn những hình ảnh các y, bác sĩ, lực lượng vũ trang tham gia nơi tuyến đầu chống dịch mới thấy thật xúc động và ngập tràn tình cảm yêu thương vì nhân dân, vì đất nước. Trong khi đó lại có những kẻ luôn lên tiếng trên mạng xã hội kêu gọi “dân chủ, “nhân quyền” thì tuyệt nhiên lại im lặng trước những khó khăn, nguy hiểm do dịch bệnh bùng phát gây ra những thiệt hại to lớn cho nhân dân... Truy cập vào những Page Facebook như “Nhật ký yêu nước”, “Việt Tân”, các blog “Tiếng dân” hoặc trang Facebook cá nhân của những kẻ tự xưng “dân chủ”, “nhân quyền”, “đại diện cho tiếng nói của người dân” thì chúng ta thấy không có hoặc có rất ít những bài viết của họ về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta. Trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, lực lượng Y tế, Công an, Quân đội đã vào cuộc cùng sự ủng hộ của nhân dân cả nước với tinh thần “chống dịch như chống giặc”,
Hình ảnh
  NHÂN VĂN CỦA MỘT NỀN Y HỌC VIỆT Suốt chặng đường phấn đấu trưởng thành cùng đất nước, ngành Y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm, bảo hiểm y tế, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ có bước phát triển.Trong bối cảnh cả thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hết sức tàn khốc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: “Coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”, ngành Y tế lại một lần nữa lao vào cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù giấu mặt virut SARS-CoV2 với những biến thể hết sức nguy hiểm.  Khi cả nước đồng lòng, đoàn kết chống dịch, cùng với những lực lượng chức năng khác, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế trở thành những chiến sĩ ở tuy
  NHỮNG TIẾNG NÓI LẠC LÕNG  TRONG CÔNG CUỘC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nước ta đang bước vào giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách. Các cấp chính quyền, các lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch và mọi tầng lớp nhân dân đang nỗ lực ngày đêm để kiểm soát dịch bệnh. Thế nhưng, giữa “cuộc chiến” cần sự chung sức, đồng lòng ấy lại xuất hiện những tổ chức, cá nhân luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm phá hoại những thành quả phòng chống dịch của đất nước. Những ngày qua, hình ảnh các chiến sỹ bộ đội, công an có mặt trên các tuyến phố để tham gia đảm bảo công tác phòng chống dịch; không quản khó khăn, vất vả đi mua thực phẩm, mang đến phát cho từng hộ dân; tận tình mang từng bình đựng tro cốt người xấu số vì dịch bệnh đến tận tay thân nhân của họ… đã một lần nữa tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội cụ Hồ trong thời bình. Những người lính thời bình luôn sẵn sàng đồng hành và có mặt để hỗ trợ người dân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Cùng với lực lượng y
Hình ảnh
  NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ, THÁCH THỨC, MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến động phức tạp vượt qua khuôn khổ dự báo của giới nghiên cứu về một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Trong thế giới đương đại, bên cạnh các mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia như: khủng bố, dịch bệnh lây lan nhanh ở người và động vật, biến đổi khí hậu, mua bán ma túy, mua bán phụ nữ và trẻ em, di cư xuyên biên giới, tội phạm mạng... Trong bối cảnh đó, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh những quan niệm đã và đang được sử dụng xung quanh chủ đề này như: an ninh tập thể, an ninh chung, an ninh toàn diện..., xuất hiện thuật ngữ an ninh phi truyền thống (non-traditional security). Trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống. Ở cấp độ hợp tác, tổ
  Tỉnh táo nhận diện, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại Trong lịch sử, ngay từ lúc Mác, Ăngghen và Lênin còn sống, những người theo chủ nghĩa xét lại đã xuất hiện, mà biểu hiện của nó là vẫn chấp nhận các lý tưởng cùng nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng phê bình những luận điểm của Mác, Lênin về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... mà họ cho là không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và ở từng nước. Từ đó, họ cho rằng các hình thức đấu tranh nghị trường được sử dụng rộng rãi, mâu thuẫn cơ bản của CNTB sẽ dịu đi và vì vậy, không cần đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa, mà chỉ cần sự thâm nhập hòa bình của khuynh hướng XHCN là thực hiện được mục tiêu xóa bỏ áp bức, bóc lột. Hoặc, họ lập luận rằng, những thứ như tự do chính trị, dân chủ, quyền công dân trong CNTB sẽ loại bỏ tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. Vì thế, mục tiêu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là thiết lập dân