Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2023
Hình ảnh
  Giá trị bền vững của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội TS PHẠM DUY VỤ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng TS HÀ TRỌNG SỨC Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng (LLCT) -  Qua tám thập kỷ với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận, là một cương lĩnh về văn hóa cách mạng, có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bài viết góp phần khẳng định giá trị bền vững của Đề cương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng môi trường văn hóa Quân đội.   Cán bộ, chiến sĩ mới Tiểu đoàn 11 (Phòng Tham mưu Sư đoàn 363) giao lưu văn nghệ trong giờ giải lao trên thao trường - Ảnh: phongkhongkhongquan.vn 1. Đề cương về văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc Đề cương về văn hóa Việt Nam là hệ thống các quan điểm có tính chất khái lược,
Hình ảnh
 Tình cảm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam Đất nước ta, dân tộc ta tự hào khi có một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Một bậc đại tài, đại trí, đại dũng và vẻ đẹp hơn hết ở Bác đó là một tấm lòng yêu thương con người bao la. Suốt cả cuộc đời Bác là một suối nguồn tình cảm sâu nặng đối với dân tộc; trong đó Bác rất quan tâm và nâng niu quý trọng dành nhiều tình cảm cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực. Người căm ghét bọn thống trị luôn "đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ... và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ". Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm Người đau đớn. Có gì xúc động hơn, khi thấy nỗi lòng Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hạ
Hình ảnh
  Hội thảo khoa học: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam (ĐHCT)  Chiều ngày 18/10/2013, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị tổ chức Hội thảo khoa học: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Dự, chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Thiếu tướng, PGS, TS Kim Ngọc Đại, Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự Hội thảo còn có đại biểu các đơn vị Quân khu 1; Quân khu 2; Bộ Tư lệnh Hải Quân; các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch; Ban Tổ chức, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên các phòng, khoa, ban phối hợp tổ chức Hội thảo. Các đại biểu tham dự Hội thảo       Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thiếu tướng, PGS, TS Kim Ngọc Đại, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đề nghị các đại biểu tập trung, phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của sĩ quan cấp phân đội;  yêu cầu, tiêu chí về phẩm chất đạo đức, năng lực, phương
Hình ảnh
  Thực tiễn sống động, lý luận sáng soi trong tác phẩm của Tổng Bí thư Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, là những bài học cụ thể, thiết thực cho cán bộ, đảng viên, cho các tổ chức đảng “tự soi”, “tự sửa” để tiến bộ, là nguồn động viên, cổ vũ và quy tụ nhân dân vì mục tiêu phát triển. Sức mạnh của một phương pháp đúng Thứ nhất, trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, các nhà lãnh đạo đất nước đều chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả công cụ pháp luật. V.I. Lê-nin sau khi chỉ đạo giải quyết rốt ráo nhiều vụ bao che tham nhũng, tiêu cực đã đi đến kết luận: “Cuối cùng, nếu còn có một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu còn