Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023
Hình ảnh
  Phòng, chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên Từ khi mới thành lập, Đảng ta đã ý thức sâu sắc về vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.  Vì vậy, Đảng luôn rất quan tâm đến công tác giáo dục, xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ, đảng viên.  Chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức Cùng với tư tưởng chính trị thì đạo đức, lối sống là nền tảng và động lực tinh thần để phát triển xã hội. Đạo đức là gốc của mỗi con người. Nhờ chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng, nhất là giáo dục đạo đức cách mạng, đa số cán bộ, đảng viên có quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, động viên, khích lệ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới ở nước ta đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Hội nghị Trung ương 4 (kh
  QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Đại tá, PGS, TS Nguyễn Hữu Lập *   Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên là nội dung quan trọng nhất của công tác chỉnh đốn Đảng, quyết định đến sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, đặc biệt trong điều kiện đảng cầm quyền. Bài viết khái quát, luận giải, làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này và đề xuất một số giải pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở đội ngũ sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 1. Quan niệm về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Theo biện chứng pháp thì cái gì cũng luôn luôn vận động, luôn luôn biến hóa, luôn luôn cách mệnh và luôn luôn phát triển. Bao giờ cũng có cái sinh nở ra và phát triển lên, cũng có cái chết đi và mục nát” [1] . Tuy nhiên, với tính cách là chủ thể năng đ
Hình ảnh
Lật tẩy thủ đoạn “thao túng tâm lý” của các thế lực thù địch, phản động “Thao túng tâm lý” là một trong những thủ đoạn chống phá tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do vậy, nhận diện và phòng, chống thủ đoạn “thao túng tâm lý” có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng tâm lý, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động hiện nay. Nhiều biểu hiện tinh vi của thủ đoạn “thao túng tâm lý” Với mục tiêu làm mục ruỗng tâm lý xã hội, đảo lộn đời sống tâm lý, tinh thần của nhân dân, các  thế lực thù địch , phản động sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, ở mọi lúc, mọi nơi, len lỏi vào từng người, từng nhóm xã hội nhằm “lung lạc” nhận thức, “gặm nhấm” tình cảm, điều khiển ý chí và hành động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Thao túng tâm lý” là một thủ đoạn điển hình như vậy. “Thao túng tâm lý” là cách
Hình ảnh
  VÌ SAO NGÀY 20-11 TRỞ THÀNH NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM? Để tri ân, tôn vinh những người làm công tác trồng người, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Warszawa (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hằng nǎm là "Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo". Trong ngày 20-11-1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh đến các vùng biên giới hải đảo. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20-11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4-1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục