Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023
Hình ảnh
  Phê phán luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta, lợi dụng internet và mạng xã hội, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức phản động đã “mượn gió bẻ măng”, lộng ngôn xuyên tạc, phủ nhận thành quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những ý kiến xuyên tạc lạc lõng, ác ý Những năm gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt hơn; chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề trên mọi mặt của đời sống xã hội ở hầu hết quốc gia hơn hai năm qua. Sự kiện  Nga  thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở  Ukraine  cũng tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị và an ninh quốc tế. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của một số quốc gia Đông Nam Á tiếp tụ
Hình ảnh
  Phát triển triết học Mác - Lênin để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phát triển triết học Mác để cung cấp nền tảng thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển tổng thể toàn bộ lý luận của chủ nghĩa Mác. Vì vậy, chúng ta phải bắt đầu với nhận thức đúng đắn về chân giá trị khoa học của triết học Mác. Tổng kết thực tiễn, hình thành hệ thống quy chuẩn thực tiễn để đối chiếu với chân giá trị khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận mới, góp phần làm cho triết học Mác hoàn thành nhiệm vụ là nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời chống lại sự xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác của các thế lực thù địch. Các Mác (1818-1883) - Ảnh: IT Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, tranh cãi xung quanh lý thuyết khoa học mà C.Mác đề cập vẫn thường xuyên diễn ra. Các ý kiến thường tiếp cận ở hai góc độ căn bản: Một là, nhìn nhận từ thế giới quan chính trị. Hai là, nhìn nhận dưới lăng kính khoa học. Sự xuyên tạc, bóp méo chủ yếu thông qua lăng kính chính trị, với thế giới quan mang lợi ích của giai cấp
Hình ảnh
  Nhận diện “comment bẩn” từ thực tiễn online Lợi dụng mặt trái của mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cố tình tán phát các thông tin xấu độc, không đúng sự thật lên không gian mạng, rồi tạo ra các bình luận nhằm lôi kéo, kích động cộng đồng mạng tham gia, thành lập các hội, nhóm tự phát để bàn tán, chỉ trích, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín người khác. Mục tiêu của họ là gieo rắc các nhận thức sai lầm, tâm lý hoài nghi, tâm trạng bất an, bức xúc trong xã hội và cộng đồng; ngấm ngầm kích động các tư tưởng bất tuân, chống đối luật pháp, chuẩn mực xã hội, cộng đồng; xúi giục các hành vi bạo loạn, bạo lực... Nhiều người gọi đây là những “comment bẩn”. Nguy hại "comment bẩn" Trên thực tế, “comment bẩn” có khá nhiều dạng. Dạng dễ nhận thấy nhất là những comment tục tĩu. Những “comment bẩn” dạng này thường là những lời nói bậy bạ, vô văn hóa, văng tục, chửi thề, song thường thì câu từ không có nhiều ý nghĩa cụ thể mà chỉ nhằm mục đích a dua phá hoại.
Hình ảnh
  Mãi mãi khắc ghi niềm tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng Hơn 90 năm ra đời và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo đất nước và nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị áp bức, bóc lột, nay cuộc sống của người dân đã ấm no, hạnh phúc và như lời khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Ảnh minh họa. Thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp từ 19-12-1946 hầu hết những người tham gia công cuộc cách mạng và kháng chiến đều có một tinh thần nhiệt tình, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, biết hy sinh vì Tổ quốc, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Tính cách cái tôi mỗi cá nhân hầu như lắng sâu xuống để cho tính hăng say vì cách mạng, vì nhân dân quên mình được bay cao, bay xa. Song, từ sau thời kỳ đó, cái tôi, cái tính cá nhân bắt đầu sinh nở ở từng nơi, từng lúc, từng thời gian phát triển ở các mức độ khác nh
Hình ảnh
  Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực Để phòng, chống và đẩy lùi “giặc nội xâm”, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thì việc xây dựng, hình thành văn hóa liêm chính, tiết kiệm được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Đây cũng là một điểm được nhấn mạnh trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội - Ảnh: vietnamplus.vn 1. Văn hóa liêm chính, tiết kiệm trong xây dựng và phát triển đất nước Tháng 6-1949 khi viết tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Liêm là trong sạch, không tham lam” (1) . “Chính nghĩa là không tà, n