Lạm quyền tự do ngôn luận cũng là một biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị Việc hiểu đúng tự do ngôn luận không chỉ là tôn trọng quyền lợi cá nhân mà còn là sự nhận thức về trách nhiệm đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng quyền này. Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý, qua đó góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng-văn hóa và giữ vững ổn định trật tự xã hội. Hệ quả “vạ miệng” vì lạm quyền tự do ngôn luận Những năm gần đây, một bộ phận người dân, trong đó có một số công chức, viên chức, nhà văn, nhà báo, luật sư... đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận để phát ngôn vô lối trên mạng xã hội , kể cả phát ngôn gây thù ghét, thông tin sai sự thật, đưa ra ý kiến tùy tiện với dụng ý xấu, kể cả chống phá Đảng, Nhà nước. Tháng 8-2022, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đã xử phạt vi phạm hành chính với mức 7,5 triệu đồng đối với một nhà báo đăng tải bài viết về việc Đà Nẵng đề xuất mở "phố đèn
Bài đăng
Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2024
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Lịch sử, ý nghĩa Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”. Báo chí cách mạng đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, từ năm 1860 đã có một số tờ báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất. Đến ngày 21/6/1925, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Tại đây, b
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Cùng với tiếng ve râm ran và màu của hoa bằng lăng, hoa phượng khoe sắc khắp Trường, những sinh viên “áo lính” của Trường Đại học Chính trị đang bước vào mùa thi tốt nghiệp, đánh dấu bước chuyển đổi về chất của gần 5 năm đèn sách. Cùng dự với buổi bảo vệ khóa luận đầu tiên của học viên, Trung tá, TS Phạm Văn Hậu, Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác-Lênin đã cảm tác bài thơ tặng các thầy, cô giáo và động viên các đồng chí học viên có một mùa thi thành công. BBT Website trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài thơ: Mùa hè của Thầy! Ai cũng có những mùa hè đầy ký ức. Mỗi hạ đến thấy học trò náo nức Trong lòng thầy bao cảm xúc trào dâng Cũng như các em thôi - mùa hạ thật đáng chờ mong Tiếng ve đầu mùa lòng ai chẳng bối rối… Rồi phượng cháy và bằng lăng dẫn lối Đưa ta về… những mùa hạ rực đam mê… Đó là những ngày đi khắp những miền quê “Tình nguyện”, “giúp dân”… chẳng việc gì không làm nổi Cứ cống hiến chẳng khó khăn nào cản lối Tuổi trẻ của cuộc đời, ôi chẳng thể nào quên!… Mùa hạ của thầy cũng
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhằm thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình ”, những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng thế mạnh của không gian mạng để triển khai các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) nước ta. Chúng triệt để lợi dụng các kênh truyền hình trên internet, trang web và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên n
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc. Có ai biết được rằng, chuyến đi này không chỉ là một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một dấu mốc trọng đại đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Bởi chính từ dấu mốc này, Bác đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi…” Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chúng biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến và dùng mọi thủ đoạn thâm độc khai thác tài nguyên, bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc. Ph