MỖI NGƯỜI CẦN KHƠI DẬY NIỀM TIN
VÀO THẮNG LỢI CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG
sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, mạng xã hội nói chung bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn tồn tại những mặt trái. Trong đó, nổi bật là các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng mạng xã hội để lan truyền, phát tán những thông tin xấu độc, luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, “nấm độc thông tin”. Vì thế, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng (gọi tắt là cuộc đấu tranh trên không gian mạng) có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.
Hiện nay, mặc dù cuộc đấu tranh trên không gian mạng còn những
hạn chế, yếu kém: Chủ yếu mới là lực lượng chuyên trách tham gia đấu tranh; tình
trạng nói chưa đi đôi với làm, thờ ơ trước tác động của các quan điểm sai trái,
thù địch phát tán trên mạng còn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, nâng cao hiệu quả
của cuộc đấu tranh này là “thuốc” đặc hiệu, là cơ sở quan trọng để lấy lại niềm
tin của cộng đồng mạng. Từ đó, mỗi người cần tự xây dựng “sức đề kháng”, “sự
miễn dịch” cho mình trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xây dựng niềm tin
tất thắng của cuộc đấu tranh này. Vậy chúng ta, mỗi người dân Việt Nam cần làm
gì để thực hiện những điều trên?
Thứ nhất, nâng cao nhận thức
trách nhiệm của mỗi người trong cuộc đấu tranh trên không gian mạng. Phải nhận
thức được sự nguy hiểm của những thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên không gian
mạng, sẽ làm dao động, gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và Quân
đội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của nhân dân và trật tự an toàn xã
hội, đó quả thật là “mặt trận không tiếng súng”, cuộc đấu tranh chống quan điểm
sai trái trên mạng internet với đối thủ nhiều khi không lộ diện, không gian là
ảo nhưng tác hại là thật, do vậy cuộc đấu tranh này rất khó khăn và phức tạp,
Công việc, đấu tranh này không phải của riêng ai, không chỉ có lực lượng nòng
cốt, chuyên trách tham gia, mà mỗi người dân khi sử dụng mạng xã hội phải thực
sự là những chiến sĩ trên mặt trận này.
Thứ hai, nghiêm túc chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luât An
ninh mạng, chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia mạng xã hội. Tiếp cận
nguồn thông tin chính thống từ các phương tiện thông tin đại chúng đáng tin cậy
(như đài truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam, báo nhân dân, quân đội
nhân dân,…, các trang web chính thức của các cơ quan, ban ngành). Đồng thời
tăng cường tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp nhân dân chủ động tiến công, tự
giác đấu tranh, phản bác đối với các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch phát
tán trên mạng.
Thứ ba, khơi dậy tình yêu nước
của nhân dân trong cuộc đấu tranh trên không gian mạng. Phát huy tinh thần đại
đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn xã hội, toàn dân, đặc biệt thế hệ trẻ gồm
đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia cuộc đấu tranh này; khơi
dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, thành hành
động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm sai trái. Để thắng địch
trong cuộc đấu tranh phức tạp này, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lực lượng một
cách khoa học và hợp lý.
Tin tưởng rằng, nếu mỗi chúng ta giữ vững niềm tin, khơi dạy
lòng yêu nước, quyết tâm thì cuộc đấu tranh trên không gian mạng nhất định sẽ
thắng lợi, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./.
Nhận xét
Đăng nhận xét