Hãy tỉnh táo và cảnh
giác trước những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội
Trong khi cả nước đang tập trung mọi nguồn
lực để kiểm soát nguồn lây lan dịch bệnh COVID-19 thì trên mạng xã hội, các đối
tượng cơ hội chính trị lại không ngừng xuyên tạc, phát tán thông tin sai lệch
gây hoang mang dư luận về công tác phòng, chống dịch bệnh covit.
Nhiều tổ chức phản động lưu vong, lợi dụng
mạng xã hội chúng đăng hàng loạt bài viết, rất nhiều video, hình ảnh được cắt
ghép chứa đựng thông tin sai sự thật do chúng tạo như: số người mắc bệnh, sự
lây lan tốc độ nhanh trong cộng đồng lớn gấp nhiều lần so với con số chính thức
do Chính phủ Việt Nam công bố”; Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số ca tử vong
do dịch Covid-19 lên tới hàng chục ngàn người và không ngừng gia tăng,… nhằm
gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận về tình hình dịch Covid-19 tại Việt
Nam. Mục đích nhằm tạo ra bức tranh đen tối về dịch Covid-19 đang hoành hành tại
Việt Nam, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho nhân dân trong nước, làm xáo trộn mọi
mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân
với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng
quốc tế đối với Việt Nam. Đây là “luận cứ giả” để thực hiện âm mưu đánh phá vào
vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử
lý dịch bệnh Covid-19 và đánh phá vào một số quan điểm, chính sách của Việt
Nam. Khi dịch bùng phát mạnh trên phạm vi thế giới, Chính phủ ban Chỉ thị số
16/CT-TTg thì chúng lại tráo trở tuyên truyền rằng việc thực hiện Chỉ thị là một
sự áp đặt thiếu nhân quyền, can thiệp sâu vào tự do cá nhân của người dân,…từ
đó làm cho một bộ phận nhân nhân hiểu sai về quan điểm, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước trong công tác chống dịch.Bên cạnh đó lợi dụng sự nhẹ dạ và
thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư khi dùng mạng xã hội, chúng đăng tải những
thông tin hướng dẫn người dân cách chữa trị Covid 19 tại nhà bằng những phương
pháp hết sức vô lý, phản khoa học như ăn tỏi, uống rượu, xông hơi bằng cây cỏ …
kêu gọi tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng và chống dich gây
hoang mang trong dân chúng. Ngoài ra chúng còn lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo,
kêu gọi quyên góp với nội dung hỗ trợ kinh phí cho cá nhân, tổ chức nào đó
để giúp đỡ người dân khó khăn trong đại dịch nhưng thực chất là để bỏ túi
riêng. Lợi dụng việc lây lan dịch có nguồn gốc từ nước ngoài các thế lục phản động
tạo ra những thông tin giả mạo rồi từ đó quy chụp cho Nhà nước ta là vì nể
Trung Quốc, chủ quan với Lào và CamPuchia không đóng cửa biên giới để ngăn chặn
khi dịch bắt đầu xuất hiện trong nước cũng như thời điểm này thì chúng liền lên
mạng xã hội phát tán nhiều tin tức, số liệu hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ rằng Đảng
và Nhà nước xử lý dịch yếu kém, che dấu dịch nên mới để dịch bùng phát nghiêm
trọng như những gì mà chúng bị đặt ra như: số người nhiễm rất nhiều và tử vong,
nhiều hơn những gì mà Chính phủ công bố, ngoài ra chúng còn tự bịa đặt số lượng
ca bệnh mà chúng công bố chữa khỏi chỉ lạ giả tạo với mục đích là đánh bóng tên
tuổi của Đảng và Nhà nước mà thôi. Bên cạnh đó các thế lực thù địch con lớn tiếng
vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, gây chia rẻ, hoài
nghi trong nhân dân, mà quan trọng nhất là hạ thấp vai trò quan trọng của Đảng
và Nhà nước ta trong công tác chống dịch Covid 19.
Mặc dù các lực lượng chức năng, hệ thống
các cơ quan, ban ngành đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng các đối tượng chống đối, phản
động vẫn tìm cách tuyên truyền, xuyên tạc, tung “hoang tin” với mục đích làm
cho người dân nhận thức sai về công tác chống dịch, qua đó nhằm thúc đẩy ý thức
chống đối của một số người vốn có tư tưởng quá khích, lâu dần dễ bị tiêm nhiễm
để chúng có cơ hội lôi kéo vào các hoạt động chống chính quyền nhân dân. Hệ thống
truyền thông của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Nhật Ký yêu nước”, “dân làm
báo”, số chống đối cực đoan ở trong nước… đã tăng cường các chiến dịch tuyên
truyền để vu cáo các lực lượng trong công tác chống dịch. Fanpage của “Việt
Tân” tung tin sai sự thật về hoạt động giải cứu nông sản với nội dung: “…Trong
đợt dịch này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rất rõ là một chính phủ yếu kém và
thất bại thảm hại. Trên nhiều khía cạnh, vấn đề có thể xử lý đơn giản là phân
phối mặt hàng nông sản cho bà con gặp trở ngại ngay tâm dịch, đem đi tiêu thụ
mà cả hệ thống chính phủ không thể làm được…”. Tổ chức này còn tuyên truyền sai
sự thật, cho rằng: “Phong toả địa phương để chống COVID-19 chỉ có thể mang lại
hiệu quả cao khi tối thiểu hoá thiệt hại của nhân dân. Việc chính quyền áp đặt
biện pháp phong toả cứng rắn và không đi kèm những giải pháp nhằm ổn định cuộc
sống của người dân là không thoả đáng…”. Rõ ràng, làn sóng dịch lần này với các
chủng virus SARS-CoV-2 mới, sự lây lan nhanh chóng dẫn đến việc sàng lọc, kiểm
soát cũng rất khó khăn. Các hoạt động thông thương hàng hóa, hỗ trợ người dân
cũng đã được Chính phủ rất quan tâm, chú ý, đặc biệt là quan tâm đến đời sống của
từng hộ dân, kịp thời hỗ trợ để bà con các vùng tâm dịch được yên tâm, không
hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, phải đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong
phòng, chống dịch bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp phong tỏa cũng là
cách để giúp hạn chế triệt để dịch lây lan sang các địa phương khác…
Có thể nói rằng, những thông tin sai lệch,
thiếu căn cứ khoa học được các đối tượng tung ra trong tình hình dịch COVID-19
đã để lại những hậu quả xấu đối với xã hội. Về mặt khách quan, những thông tin
bịa đặt sẽ gây hoang mang, dao động trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch
của Chính phủ; gây ra sự kỳ thị, xói mòn uy tín của các cơ quan chức năng đang
làm nhiệm vụ, đặc biệt những thông tin xuyên tạc đó có ảnh hưởng lớn đến danh dự,
nhân phẩm của một số cá nhân hoặc tổ chức đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch…
Cần tỉnh táo, có trách nhiệm khi tham gia
mạng xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, với
một “rừng” các thông tin trên mạng xã hội, youtube… mỗi người dân cần tỉnh táo,
thận trọng trong tiếp nhận thông tin, chia sẻ thông tin. Mỗi quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều được phổ biến nhanh chóng, kịp thời
trên báo chí chính thống trong nước cũng như trên Cổng Thông tin điện tử.
Thứ
nhất:
Mỗi chúng ta hãy nêu cao cảnh giác. Ngoài ý thức chấp hành các quy định của
Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên
môn về việc: Tránh tụ tập nơi đông người; hạn chế tối đa ra ngoài; luôn luôn
đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất là 2m; thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; thường xuyên vệ sinh nhà cửa; thực hiện
khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe theo đúng quy định của Bộ Y tế thì
người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, không
đúng về tình hình dịch bệnh. Kịp thời báo với lực lượng Công an khi phát hiện
thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh đăng tải trên không gian mạng.
Thứ hai: Hãy tiếp cận những
nguồn thông tin chính thống và có chọn lọc, tránh ngộ nhận thiếu cơ sở khoa học
có thể gây nên tình trạng hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19. Về vấn đề
này, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không
gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về
pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.
Cụ thể: (1) Kiểm chứng cơ sở nguồn tin,
xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ
ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. (2) Kiểm tra tên miền
của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc,
giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không
có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức
Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ
ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính
thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản
quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã
hội chính thống và các trang giả mạo. (3) Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để
suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc
có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt
ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi; tìm các
tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối
chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. (4) Lựa chọn
thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng
thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin
sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân
tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp
luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của
thông tin.
Thứ
ba:
Mọi người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng
có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán
lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
Để chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng
Y tế, Bộ đội, Công an trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất
cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền
thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không
gian mạng lành mạnh, một xã hội an toàn./.
N.V.H (K6)
Nhận xét
Đăng nhận xét