Những mốc son chói lọi của Chiến
dịch Điện Biên Phủ
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, quân và
dân Việt Nam đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký
Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương,
miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục
diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Những cột mốc đáng nhớ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên
Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực
Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc.
03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những
điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định
này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ điểm “chưa từng thấy” ở Đông Dương với 49
cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư viện trợ tối đa và binh lực và hỏa lực và sự dẫn
dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries.
06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên
Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta với
Thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư
lệnh mặt trận.
26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”.
31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng,
huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và
khoảng hơn 15km đường chim bay.
13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta
chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một
trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm.
31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường
Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries.
01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số
phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng
nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích.
06/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg
nổ trên Đồi A1 báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng
A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có
sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân
đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng.
21/7/1954, Hiệp định Gionever được ký kết, Pháp và
các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước
Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương.
Nhận xét
Đăng nhận xét