Phạm Trần - “phạm tội”
với đất nước
Xuyên
tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để chống phá là thủ đoạn quen
thuộc của các thế lực thù địch. Đó cũng là nội dung bài viết “có nhân quyền ở
Việt Nam không?” của Phạm Trần được đăng trên trang mạng phản động Danlambao
trong thời gian gần đây.
Bằng
cách trích dẫn, cắt xén Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, Phạm Trần cho rằng: Đảng
cộng sản Việt Nam đã tự cho mình quyền “cai trị không cần hỏi ý của dân”. Xin
thưa, hiếm có một đảng phái chính trị nào được nhân dân thừa nhận và trìu mến
gọi là “Đảng ta” như Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng chữ “dân” mà Phạm Trần nhắc
đến ở đây, không rõ là ai, nhưng những người dân Việt Nam có lương tri thì
không cần phải hỏi, bởi vốn dĩ nhân dân Việt Nam coi sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam là tất yếu, không thể thay thế, cả trong lịch sử, hiện tại và
tương lai. Còn nếu là những kẻ chống phá cực đoan như Phạm Trần và bè lũ của y
thì chắc chắn không cần phải hỏi. Bởi đơn giản là nếu có hỏi, thì chúng cũng
không đưa ra được đóng góp nào có lợi cho sự phát triển của đất nước; câu trả
lời của chúng không gì khác luôn là “phản đối” hoặc “phủ nhận” một cách tiêu
cực, như Phạm Trần đã thể hiện trong bài viết.
Phủ
nhận tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam, Phạm Trần cho rằng báo chí Việt Nam
chỉ là “diễn đàn một chiều” vì theo y “tư nhân không được quyền ra báo ở Việt
Nam” và do vậy báo chí chỉ là “loa tuyên truyền cho đảng”. Ô hay, chức năng của
báo chí là tuyên truyền, không tuyên truyền cho Đảng thì chả lẽ lại đi tuyên
truyền cho mấy tên phản động như Phạm Trần? Không hiểu Phạm Trần đang ngồi ở
đâu, hay là đang mơ ngủ mà không biết mỗi ngày Việt Nam có bao nhiêu tờ báo, cả
báo chí nhà nước và tư nhân được xuất bản?
Tiếp
tục suy diễn hồ đồ, Phạm Trần cho rằng Nhà nước Việt Nam lợi dụng việc chưa có
Luật biểu tình để “ngăn cản các cuộc tập hợp của dân trên đường phố”. Cần phải
thấy rằng, Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi rõ: công dân có quyền biểu tình
và việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa ban
hành Luật Biểu tình, điều này hiển nhiên là cái gì pháp luật không cấm thì
người dân được quyền làm, miễn là không trái với các quy định khác của pháp
luật. Một số vụ tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống đối người
thi hành công vụ… xảy ra gần đây xung quanh vụ giàn khoan HD – 981, vụ ô nhiễm
môi trường Formosa… hay nhìn ra thế giới là vụ nổi loạn ở đồi Capital – cái nôi
biểu tượng của nền dân chủ Mỹ mà những kẻ chống cộng cực đoan luôn tôn thờ, đã
và sẽ luôn là bài học cảnh tình rõ nhất về việc lợi dụng biểu tình để gây rối,
phá hoại. Câu trả lời, có lẽ nên mượn cách nói khôi hài của một số bạn trẻ hiện
nay là: chúng tôi “không rảnh” để đi biểu tình.
P.H.D
Nhận xét
Đăng nhận xét